Guarantee Là Gì? Khái Niệm Và Ví Dụ Về Guarantee

Guarantee khi được dịch trên các trang từ điển sẽ hiện ra rất nhiều nghĩa khác nhau, tuy nhiên các nghĩa ấy vẫn xoay quanh nghĩa gốc là bảo lãnh. Trong các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau mà Guarantee hay bảo lãnh cũng có những cách hiểu khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết Guarantee Là Gì dưới đây nhé!

  1. Khái niệm

Khi dịch ra tiếng Việt, Guarantee được hiểu là sự chắc chắc, sự bảo đảm, bảo lãnh, người bảo đảm, người bảo lãnh.

Trong pháp luật, hành chính khái niệm bảo lãnh là việc người thứ ba (bên bảo lãnh) đứng ra bảo đảm với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) sẽ thay mặt cho bên có nghĩa vụ (bên được bảo lãnh) tiếp tục thực hiện nghĩa vụ còn dang dở mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện chưa hoàn thành trong khi đã đến hạn.

Trong ngân hàng, bảo lãnh được xem là một loại hình dịch vụ của ngân hàng, đây là việc ngân hàng đứng ra cam kết chịu trách nhiệm trả tiền thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không hoàn thành đủ các yêu cầu trong hợp đồng với bên đối tác đã thoả thuận.

Trong đấu thầu, Guarantee được hiểu là bảo đảm dự thầu, đây là việc nhà thầu đặt cọc hoặc nộp thư bảo đảm của tổ chức tín dụng để bảo đảm trách nhiệm dự thầu trong thời gian theo yêu cầu của bên mời thầu.

  • Ví dụ về guarantee

This law guaranteed all landowners near streams a right to use the water for irrigation

Luật này đảm bảo cho tất cả các chủ đất gần suối có quyền sử dụng nước để tưới tiêu

A guarantee transaction always involves three parties: the guarantor, the guaranteed and the beneficiary

Một giao dịch bảo lãnh luôn có sự tham gia của ba bên: bên bảo lãnh, bên được bảo lãnh và bên thụ hưởng

We will also try to take every reasonable step to ensure that the personal information we hold is not lost, misused, tampered with, nor accessed, modified or otherwise disclosed permission.

Chúng tôi cũng sẽ cố gắng thực hiện từng bước một cách hợp lý để đảm bảo rằng thông tin cá nhân mà chúng tôi đang lưu giữ không bị mất, lạm dụng, can thiệp, cũng như các truy cập, sửa đổi hoặc tiết lộ trái phép.

Although these policies do not guarantee to solve all unemployment, they contribute to creating jobs for a part of workers.

Mặc dù các chính sách này không đảm bảo giải quyết hết thất nghiệp nhưng chúng góp phần tạo công ăn việc làm cho một bộ phận người lao động.

  • Chức năng của bảo lãnh ngân hàng

Chức năng bảo đảm: Nghĩa là bên nhận bão lãnh sẽ được nhận một khoản tiền bồi thường từ ngân hàng nếu bên được bảo lãnh vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên trường hợp xảy ra vi phạm cam kết dẫn đến ngân hàng bồi thường là rất nhỏ, do đó bảo lãnh ở đây được xem là công cụ bảo đảm.

Chức năng tài trợ: Trong đấu thầu, ngân hàng thường đứng ra bảo lãnh cho các nhà thầu để đảm bảo trách nhiệm tham gia đấu thầu của nhà thầu thay cho việc đặt cọc. Do đó, khi được ngân hàng bảo lãnh, nhà thầu không cần bỏ tiền ra để đặt cọc. Vì vậy xét về mặt này bảo lãnh có chức năng tài trợ.

Chức năng thúc đẩy: Bởi vì bên được bảo lãnh phải chịu sự kiểm tra, giám sát của ngân hàng về quá trình thực hiện nghĩa vụ cam kết trong hợp đồng và phải hoàn trả cho ngân hàng số tiền mà ngân hàng đứng ra bảo lãnh cũng như các chi phí phát sinh khác khi bên được bảo lãnh vi phạm cam kết. Mặt khác, bên thụ hưởng vẫn luôn mong muốn người được bảo lãnh thực hiện hoàn tất hợp đồng chứ không trông chờ vào khoản bồi hoàn từ phía ngân hàng, do đó, bên được bảo lãnh luôn bị áp lực của các bên. Vì vậy việc bảo lãnh này có vai trò đốc thúc người được bảo lãnh thực hiện đúng và đủ hợp đồng đã ký kết.

Qua bài viết Guarantee Là Gì ở trên, chúng tôi hy vọng sẽ cung cấp cho bạn những thông tin đầy đủ và bổ ích về Guarantee, ví dụ minh họa cho Guarantee cũng như những chức năng của bảo lãnh ngân hành (bank guarantee) – một hình thức bảo lãnh thường gặp nhất.

Lợi Ích Kinh Tế Là Gì? Đặc Trưng Và Vai Trò Của Lợi Ích Kinh Tế

Sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế là kết quả của những hoạt động có ý thức, có động cơ của con người để theo đuổi những mục tiêu về lợi ích kinh tế nhất định. Do đó, lợi ích kinh tế được xem là một động lực có vai trò quan trọng thúc đẩy tiến bộ xã hội và phát triển kinh tế. Cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết Lợi ích kinh tế là gì dưới đây nhé

  1. Khái niệm

Lợi ích là sự thỏa mãn nhu cầu của con người, có thể là về vật chất hay tinh thần. Tuy nhiên trong quá trình tồn tại của con người và đời sống xã hội thì lợi ích vật chất có vai trò thúc đẩy mạnh mẽ hơn các hoạt động của con người.

Lợi ích kinh tế là lợi ích xuất phát từ nhu cầu vật chất của con người, nó phản ánh phản ánh mức độ thỏa mãn về nhu cầu vật chất của mỗi con người, mỗi chủ thể, nó cũng phản ánh quan hệ giữa con người với con người khi tham gia vào các hoạt động kinh tế xã hội để tạo ra của cải vật chất cho mình.

Gắn với chủ thể kinh tế khác nhau mà lợi ích kinh tế cũng biểu hiện dưới những dạng khác nhau: lợi ích của doanh nghiệp là lợi nhuận, lợi ích của người lao động là thu nhập,…

  • Các đặc trưng của lợi ích kinh tế

Lợi ích kinh tế mang tính khách quan: Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về vật chất của con người cũng ngày càng cao, mà mức độ thỏa mãn nhu cầu vật chất phụ thuộc vào các yếu tố như số lượng, chất lượng của hàng hóa, dịch vụ,… Do đó, để có lợi ích kinh tế đòi hỏi phải xuất phát từ các yếu tố khách quan.

Lợi ích kinh tế là kết quả của quan hệ phân phối: Quá trình phân phối thu nhập tùy thuộc vào các yếu tố như trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, cơ chế thị trường. Nếu mức thu nhập được phân phối hợp lý thì lợi ích kinh tế sẽ trở thành động lực để phát triển, ngược lại nếu mức thu nhập phân phối không hợp lý thì lợi ích kinh tế sẽ trở thành rào cản cho quá trình phát triển.

Lợi ích kinh tế là quan hệ xã hội: Để đạt được lợi ích kinh tế của mình, các chủ thể phải tương tác, hình thành các mối quan hệ hợp tác. Một mối quan hệ công bằng, hợp lý, đồng thuận sẽ thúc đẩy nhanh hơn chủ thể đạt được lợi ích kinh tế mong muốn.

Lợi ích kinh tế mang tính lịch sử: Tính lịch sử của lợi ích kinh tế thể hiện qua việc nó luôn vận động và biến đổi theo thời gian, gắn với sự vận động của nhu cầu con người. Tính lịch sử đòi hỏi việc giải quyết các vấn đề phải luôn đặt trong từng hoàn cảnh cụ thể và biến đổi không ngừng.

  • Vai trò của lợi ích kinh tế

Lợi ích kinh tế giữ vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của con người, của xã hội. Khi theo đuổi lợi ích kinh tế, người lao động không ngừng tích cực làm việc để tăng hiệu quả, nâng cao tay nghề, trình độ. Chủ doanh nghiệp không ngừng nghiên cứu, tìm cách tận dụng nguồn lực, cải tiến sản phẩm dịch vụ, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của khách hàng,… nhờ vậy lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên, thu nhập người lao động cũng tăng theo. Do đó, thực hiện lợi ích kinh tế góp phần nâng cao đời sống con người và phát triển nền kinh tế. Đồng thời, khi lợi ích kinh tế được thực hiện thì các lợi ích khác như lợi ích chính trị, văn hóa,… mới thực hiện được, đời sống tinh thần mới được nâng cao.

Ngoài ra, khi tham gia vào các hoạt động kinh tế, các chủ thể luôn mong muốn đạt được những lợi ích kinh tế tương xứng với kết quả tạo ra, các lợi ích này sẽ góp phần gắn kết các chủ thể lại với nhau, thúc đẩy phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bài viết trên đã cho ta biết lợi ích kinh tế là gì, cũng như các đặc trưng và những vai trò to lớn của lợi ích kinh tế trong nền kinh tế thị trường. Nó có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế của đất nước, do vậy, lợi ích kinh tế cần được Nhà nước quan tâm và bảo vệ hơn nữa.

Valuation Là Gì? Phân Biệt Valuation Và Value

Trong lĩnh vực kinh tế thuật ngữ Valuation và Value được sử dụng khá phổ biến. Nếu bạn muốn tiến vào lĩnh vực này mà vẫn chưa hiểu rõ về hai khái niệm trên, hãy cùng tìm hiểu về Valuation là gì, phân biệt Valuation với Value, phân loại phương pháp Valuation và ưu, nhược điểm của Valuation.

  1. Khái niệm

Valuation có nghĩa tiếng việt “định giá” là quá trình phân tích qua tính toán và xác định giá trị ở hiện tại hay tương lai cho tài sản hay công ty. Valuation được thực hiện dựa trên nhiều kỹ thuật. Nhà phân tích Valuation cho một công ty hay tài sản để đánh giá lợi nhuận thu nhập tương lai, năng lực quản lý, vốn công ty có cấu trúc như thế nào, tài sản công ty được đánh giá ra sao trên thị trường và một vài số liệu khác.

  • Phân loại phương pháp định giá

Chia thành hai loại mô hình là Valuation “định giá” tuyệt đối, Valuation tương đối.

Mô hình Valuation tuyệt đối hoạt động tìm kiếm giá trị hiện tại hay giá trị thực của mức đầu tư theo quy định cơ bản. Tập trung phần lớn vào các số liệu như dòng tiền, cổ tức, tốc độ gia tăng tài sản cho công ty mà không quan tâm công ty đối tác khác. Các mô hình tuyệt đối phổ biến như mô hình chiết khấu dòng tiền, cổ tức, mô hình theo tài sản  và mô hình lợi nhuận còn lại.

Mô hình Valuation tương đối hoạt động thông qua tìm kiếm và so sánh giá trị công ty hiện tại với các công ty có quy mô tương tự khác. Mô hình này có các phương pháp gồm phép nhân với tỷ lệ tương ứng, ví dụ lấy giá và thu nhập của công ty nhân lại và dùng so sánh với công ty khác có phép nhân tương tự.

  • Phân biệt Valuation và Value

Trong công ty hai thuật ngữ Valuation “định giá” và Value “giá trị” được dùng phổ biến, có ý nghĩa như nhau và có thể thay thế cho nhau. Nhưng khác với công ty đối với nhà đầu tư thì được phân biệt rõ ở đây Valuation là số liệu của các hoạt động, bội số được tính toán như thu nhập, lợi nhuận,…Còn Value thể hiện giá trị của công ty qua một con số.

Value là một con số được hiểu là giá trị nội tại, kết quả của giá trị tài chính trong công ty được tính từ dòng tiền chiết khấu và con số có giá trị lớn ở hàng trăm, triệu tỷ. Trong tài chính Value thể hiện giá trị tài sản của công ty ở thời điểm hiện tại và tình trạng hoạt động tài chính tại công ty. Value của công ty dự báo thông qua các số liệu tài chính được nhà đầu tư, nhà phân tích chứng khoán sử dụng tính toán và đánh giá.

Valuation là hoạt động tính toán phép nhân giữa thu nhập và giá của giao dịch từ mỗi cổ phiếu và dùng “định giá” cho tài sản hay công ty. Valuation cần được đưa ra hợp lý không quá thấp hay quá cao sẽ dựa vào hiệu quả hoạt động của công ty, tình hình tài chính, giá trị cổ phiếu hiện tại.

Valuation một công ty các nhà phân tích cổ phiếu dựa vào khoản lợi nhuận nhận được trên mỗi đơn vị cổ phiếu. Value cổ phiếu công ty tính theo công thức lấy giá trị đó chia tổng cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường.

  • Ưu điểm và nhược điểm của Valuation.

Nhược điểm: Khi sử dụng các phương pháp định giá để Valuation cổ phiếu lần đầu thì số lượng định giá kỹ thuật có sẵn rất lớn khiến cho nhà đầu tư khó cân nhắc và đưa ra quyết định đầu tư. Ngoài ra, có những phương pháp định giá khá phức tạp và tốn nhiều thời gian thực hiện.

Ưu điểm: Có rất nhiều phương pháp định giá khác nhau, áp dụng trong các tình huống sao cho phù hợp nhất. Chẳng hạn như trong mỗi ngành, lĩnh vực, cổ phiếu đều có những đặc điểm riêng nên cần sử dụng phương pháp nào hợp lý nhất. Đặc biệt, khi công ty dùng nhiều phương pháp sẽ cho ra nhiều kết quả để dễ dàng phân tích và lựa chọn kết quả đúng nhất.

Bài viết trên đã chia sẽ cho bạn Valuation là gì, phân loại phương pháp định giá, ưu và nhược điểm của Valuation. Đồng thời giúp bạn phân biệt Valuation và Value một cách chính xác. Mong có thể giúp ích cho hoạt động tìm hiểu và ra quyết định đầu tư của bạn hiệu quả hơn.

VMS Là Gì? Phân Loại Và Ưu Điểm VMS

Hệ thống VMS được đa số doanh nghiệp lựa chọn để giải quyết các vấn đề quản lý lao động khi phải hợp tác thuê hay cho thuê lao động với đơn vị khác. Bài viết dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu VMS là gì, phân loại VMS như thế nào, ý nghĩa mà VMS mang lại cho doanh nghiệp.

  1. Khái niệm

VMS là viết tắt của “Vertical Marketing System” có nghĩa tiếng Việt “Hệ thống marketing liên kết chiều dọc” là những kênh phân phối theo quá trình hoạt động quản lý có chuyên môn và đặc biệt chương trình phải có trọng tâm, được thiết kế giúp mang lại hiệu quả tốt về phân phối, liên quan marketing nhiều nhất. Ngoài ra, giữa các thành viên trong kênh cần gắn kết, liên kết qua lại có tính thống nhất hoạt động theo quy trình duy nhất. VMS được tạo ra để kiểm soát quy trình, ngăn chặn các xung đột giữa thành viên kênh, loại bỏ công việc xuất hiện hai lần trong hoạt động. Thị trường tiêu dùng của những nước phát triển VMS rất phổ biến, giá trị trong khoảng lớn hơn 63%.

  • Phân loại kênh VMS

Kênh VMS phân phối thành ba loại đặc trưng sau:

VMS tập đoàn: là sự hợp tác các hoạt động sản xuất, giải quyết vấn đề tranh chấp giữa các thành viên và phân phối thuộc cùng một chủ sở hữu. Ngoài ra, VMS tập đoàn để giải quyết các vấn đề cần thực hiện thông qua mệnh lệnh của nhà quản trị.

VMS hợp đồng: là gồm có các khoản duy nhất ở các khâu hoạt động sản xuất, điều phối sản phẩm mặc dù khác nhau nhưng có chung chương trình hoạt động của công ty trong điều khoản hợp đồng giúp đem lại hiệu quả cao hơn về mục đích marketing, lợi nhuận kinh tế khi hoạt động độc lập. VMS hợp đồng được chia thành ba dạng khác nhau: phân phối nhượng quyền, chuỗi tình nguyện, tổ chức hợp tác bán lẻ.

VMS được quản lý: là mối quan hệ giữa các giai đoạn liên tiếp nhau trong hoạt động sản xuất và phân phối không bị ràng buộc bởi hợp đồng mà quản lý theo quy mô và ảnh hưởng qua lại giữa các thành viên. Ngoài ra, người quản lý có quyền lãnh đạo được trao cho một thành viên hay nhóm thành viên trong kênh có sức ảnh hưởng nhất.

  • Ý nghĩa của VMS đối với doanh nghiệp.

Tự động hóa các quá trình hoạt động: VMS giúp hệ thống hóa các công việc giấy tờ nhiều của bộ phận nhân sự và trao đổi hàng hóa khi liên quan với đơn vị khác, đa số các việc trên cần có hợp đồng, thủ tục diễn ra liên tục nên phải số hóa lại toàn bộ thông tin. Sau đó làm nền tảng để hoạt động quá trình được tự động hóa tất cả công việc.

Quản lý dễ quan sát, minh bạch hóa: Dùng VMS giúp doanh nghiệp quản lý chặt chẽ, kiểm soát tốt chi phí, có cái nhìn tổng quan các đối tác cho thuê lại lao động, nhân viên của doanh nghiệp tham gia quy trình.

Nâng cao tài năng tăng lao động: Doanh nghiệp thường chỉ được nhận ngẫu nhiên nhân sự từ công ty đối tác cho thuê lại lao động và không nắm hết được khả năng làm việc. Cần có VMS để không phụ thuộc quá nhiều vào đơn vị thuê ngoài.

Tối ưu, giảm chi phí: VMS giúp việc chuẩn hóa hoạt động quản lý lao động thuê ngoài dễ dàng hơn, doanh nghiệp tính toán và nắm được các chỉ số mà đơn vị cho thuê lao động đưa ra, lao động cá nhân. Ngoài ra, doanh nghiệp rà soát chi phí, sử dụng tối ưu nhất dựa trên số hóa các quy trình. Đặc biệt doanh nghiệp biết cần nâng cao khả năng làm việc của lao động ở khâu nào, điểm mạnh (điểm yếu) của công ty cho thuê lao động mà lựa chọn hợp tác sao cho thích hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.

Đảm bảo theo quy định pháp luật: Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thường theo ba nội dung sau nội bộ, hợp tác đối tác và khách hàng, cơ quan quản lý nhà nước.

Để doanh nghiệp cạnh tranh trong thị trường hiện nay cần lựa chọn hệ thống VMS để hoàn chỉnh quy trình, marketing đạt hiệu quả và phát triển tốt trong bối cảnh kinh doanh hiện nay. Trên đây đã cho bạn biết VMS là gì, phân loại và những lợi ích mà VMS mang lại cho doanh nghiệp.

Royalties Là Gì? Khái Niệm Và Các Kiến Thức Liên Quan Đến Royalties

Như đã biết, bản quyền là một thuật ngữ khá quen thuộc trong nhiều lĩnh vực như văn học, phim ảnh, hội họa, âm nhạc hay các chương trình máy tính, bản vẽ kỹ thuật,… Đây là những sản phẩm đòi hỏi sự sáng tạo, sức lao động về trí óc cao, do đó người sở hữu thường đăng ký bản quyền cho các sản phẩm trên và người khác nếu muốn sử dụng chúng phải trả phí bản quyền cho họ. Phí bản quyền hay còn được gọi bằng tên tiếng Anh là Royaties. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về phí bản quyền qua bài viết Royalties là gì dưới đây nhé!

  1. Khái niệm

Royalty hay Royaties có nghĩa tiếng Việt là phí bản quyền. Đây là khoản chi phí mà người mua bắt buộc phải trả trực tiếp hoặc gián tiếp để có thể sử dụng sản phẩm trí tuệ đã được đăng ký bản quyền của chủ thể sáng tạo ra nó. Và đây được xem là khoản bù đắp cho chủ sở hữu khi sản phẩm của họ được sử dụng bởi một chủ thể khác.

Các sản phẩm, tác phẩm được bảo hộ về bản quyền như: tác phẩm văn học, phim ảnh, sản phẩm âm nhạc, tranh vẽ, điêu khắc, kiến trúc, trò chơi điện tử, phần mềm máy tính, bản vẽ thiết kế thời trang,…

  • Ví dụ về Royaties

Her partnership with the label ended in an acrimonious legal dispute over non-payment of royalties. (Sự hợp tác giữa cô ây với hãng này đã kết thúc trong một cuộc tranh chấp pháp lý gay gắt về việc không trả tiền bản quyền).

Computer manufacturers pay Microsoft royalties to be able to use the Windows operating system for the computers they manufacture. (Các nhà sản xuất máy tính trả tiền bản quyền để có thể sử dụng hệ điều hành Windows của Microsoft cho các máy tính mà họ sản xuất).

Today, record companies can quickly charge composers royalties using perfect, computer-aided accounting techniques. (Ngày nay, các công ty thu âm có thể tính tiền bản quyền cho các nhà soạn nhạc nhanh chóng bởi sử dụng các kỹ thuật kế toán hoàn hảo, được hỗ trợ bởi máy tính).

Companies pay royalties to landowners for their permission to extract natural resources from landowners’ properties. (Các công ty trả tiền bản quyền cho chủ đất khi họ cho phép khai thác tài nguyên thiên nhiên từ tài sản của chủ đất).

  • Một số thuật ngữ liên quan đến Royaties

Take the copyright (mua bản quyền); Copyright registration (đăng ký bản quyền); Copyright infringement (vi phạm bản quyền); Monopoly (độc quyền); Owner (chủ sở hữu); Artwork (tác phẩm nghệ thuật); Literary works (tác phẩm văn học); Sculptures (tác phẩm điêu khắc); Intellectual property (sở hữu trí tuệ); Invent (phát minh, sáng chế); Composed (sáng tác); Transfer of rights (chuyển giao quyền).

  • Các dạng vi phạm bản quyền

Việc sử dụng các sản phẩm, tác phẩm đã được chủ sở hữu chúng đăng ký bản quyền một cách trái phép để sử dụng vào mục đích riêng mà không trả phí bản quyền hoặc không có sự cho phép gọi là vi phạm bản quyền. Hành vi vi phạm bản quyền sẽ bị phạt tiền hoặc các hình phạt khác theo quy định của pháp luật.

Hành vi vi phạm bản quyền đối với tác phẩm là việc sao chép về hình thức hoặc nội dung của một đoạn hay toàn bộ tác phẩm đã ra đời trước đó nhưng không có sự cho phép của người có bản quyền. Phổ biến rộng rãi một phần hay cả tác phẩm không thuộc về mình. Sao chép các ý tưởng bằng cách thay đổi sang ngôn ngữ hay đổi mới sang dạng hình thái khác.

Hành vi vi phạm bản quyền của một sáng chế là việc lấy ý tưởng đã được công nhận và có bằng sáng chế trong thời hạn quy định của pháp luật hoặc không trả phí bản quyền cho người tạo ra ý tưởng đó.

Các vi phạm khác có thể là: Vi phạm bản quyền về các thương hiệu, nhãn hiệu của một tổ chức, bản quyền của văn bản, lời bài hát, giai điệu nhạc nào đó, hoặc sao chép tổng hợp các chi tiết nhỏ của nhiều bản quyền và loại vi phạm này khó chứng minh được.

Bài viết trên đã cung cấp các kiến thức về Royalties là gì, ví dụ về Royaties và các dạng vi phạm bản quyền. Việc trả phí bản quyền cho các chủ sở hữu tài sản trí tuệ là bắt buộc, nếu sử dụng mà không trả phí sẽ bị phạt theo quy định trong pháp luật. Do đó hãy cẩn thận hơn để tránh vi phạm bản quyền của người khác nhé!

Người tham chiếu là gì? Những câu hỏi liên quan đến người tham chiếu về bạn là gì?

Một CV có thể ‘hạ gục’ nhà tuyển dụng trong vòng 5s đầu tiên có thể gây ấn tượng bằng bảng thành tích và kỹ năng nổi bật. Tuy nhiên, CV đó sẽ giảm giá trị phần nào nếu thiếu đi một mục quan trọng để giúp nhà tuyển dụng đánh giá năng lực làm việc thực tế của bạn lúc trước như thế nào, đó chính là mục người tham chiếu. Vậy bạn đã biết người tham chiếu là gì hay chưa?

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải thích cho bạn hiểu rõ người tham chiếu là gì? Và vai trò của người tham chiếu có ảnh hưởng như thế nào trong CV xin việc của bạn. Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ đưa ra một số câu hỏi mà nhà tuyển dụng thường hay hỏi về người tham chiếu để giúp bạn có được sự chuẩn bị tốt hơn trong lúc phỏng vấn nhé!

Người tham chiếu là gì?

Nhiều người cho rằng, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc mới là 2 yếu tố quan trọng mà bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng đánh giá cao khi nhìn vào CV ứng tuyển của một ứng viên bất kỳ. Thế nhưng, hầu hết các ứng viên đều có cách PR bản thân trong CV xin việc để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng hơn người khác, thậm chí có nhiều ứng viên PR một cách quá đà về kinh nghiệm làm việc mình có.

 Chính vì thế, các nhà tuyển dụng cần đến một người thứ 3 để tham chiếu những gì ứng viên ghi trong CV có đúng với năng lực thật sự mà họ có được hay không? Vì vậy, người tham chiếu có thể hiểu là một người từng cộng tác làm việc với bạn, ví dụ như Quản lý, trưởng phòng, đồng nghiệp cũ…. Họ sẽ là người được bạn điền tên và thông tin liên hệ vào mục người tham chiếu để nhà tuyển dụng có thể lấy ý kiến đánh giá về khả năng làm việc của bạn trước kia.

Những câu hỏi liên quan đến người tham chiếu về bạn là gì?

Để người tham chiếu có thể hình dung được những câu hỏi mà nhà tuyển dụng sẽ hỏi về bạn ra sao, thì bạn hãy tham khảo một số câu hỏi trên để giúp người tham chiếu của bạn trả lời trôi chảy hơn nhé!

Chức vụ của bạn từng làm trong công ty cũ là gì?

Đây là câu hỏi đơn giản mà người tham chiếu của bạn có thể trả lời nhanh chóng, nhưng thực tế mục đích của nhà tuyển dụng khi đặt câu hỏi này cho người tham chiếu chính là xác định lại các công việc cụ thể bạn đã từng đảm nhận, đánh giá năng lực của bạn qua khối lượng công việc mà bạn phụ trách. Từ đó, nhà tuyển dụng sẽ nắm được chính xác hơn bạn đã từng đảm nhận những công việc gì.

Kết quả công việc của bạn như thế nào?

Tuy trong CV tuyển dụng bạn cũng có thể đã ghi thành tích công việc bạn đạt được như KPI, tuy nhiên nhà tuyển dụng sẽ hỏi lại người tham chiếu vấn đề này một cách cụ thể hơn để xác nhận lại bạn có ghi đúng với số liệu đã đạt được hay không. Thông qua đó, nhà tuyển dụng sẽ đưa ra được nhận xét về năng lực của bạn như thế nào.

Kỹ năng làm việc nhóm của ứng viên có hay tốt hay không?

Đây là câu hỏi thể hiện thái độ và tinh thần làm việc theo team của ứng viên có tốt hay không? Nhà tuyển dụng rất đánh giá cao những ứng viên có khả năng làm việc nhóm tốt, chính vì vậy nếu người tham chiếu cũng dành lời đánh giá tốt cho bạn về khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm tốt thì thật tuyệt vời.

Thái độ làm viêc của bạn có chuyên nghiệp hay không?

Ví dụ nhà tuyển dụng sẽ hỏi người tham chiếu là: “Bạn đi làm có đúng giờ không?” “Tác phong đi làm của bạn trong giờ hành chính như thế nào?” “Thái độ làm việc của bạn có tích cực hay không?”… Nếu bạn tuân thủ tốt tất cả các quy tắc của công ty cũ đề ra, thì mong rằng người tham chiếu sẽ xác nhận đúng thái độ làm việc của bạn với nhà tuyển dụng.

Điều gì mà người tham chiếu không hài lòng về bạn

Đây là câu hỏi rất dễ khiến bạn bị một điểm trừ lớn với nhà tuyển dụng, bởi vì nếu người tham chiếu không hài lòng về bạn, họ sẽ nhân cơ hội này nói những điều không tốt về bạn, còn nếu may mắn lựa chọn được một người tham chiếu có tâm, bạn sẽ được đánh giá đúng với những gì bạn đã làm. Chính vì vậy, việc lựa chọn một người tham chiếu thích hợp là việc vô cùng cần thiết để điền vào CV xin việc bạn nhé!

Mong rằng, với những chia sẻ của chúng tôi về câu hỏi “người tham chiếu là gì?” Bạn đã có cho mình những kiến thức bổ ích và hỗ trợ cho bạn xây dựng một CV xin việc phù hợp nhất. Xin chúc bạn thành công trong cuộc phỏng vấn sắp tới.

Referral là gì? Lợi ích của referral recruitment?

Trong công việc, chúng ta thường nghe rất nhiều về thuật ngữ referral. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ referral có ý nghĩa gì? Và nó quan trọng như thế nào? Vậy referral là gì? Referral Recruitment là gì?

Referral là gì? Referral Recruitment là gì?

Referral được hiểu là giới thiệu, có nghĩa là thông qua mối quan hệ với một cá nhân hay một tổ chức nào đó để tìm kiếm thông tin và sự giúp đỡ từ họ.

Referral Recruitment là hình thức tuyển dụng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn hiện nay. Theo đó, họ sẽ tận dụng các mối quan hệ xã hội của mình để tuyển dụng nhân viên thay vì đăng tuyển lên các website, mạng xã hội, báo chí… Các mối quan hệ này thường là bạn bè, gia đình, đồng nghiệp, nhân viên.

Lợi ích mà Referral Recruitment mang lại

Tiết kiệm thời gian

Với một quy trình tuyển dụng thông thường, công ty thường mất rất nhiều thời gian từ việc đăng thông tin tuyển dụng, chờ đợi ứng viên nộp CV, sàng lọc hồ sơ ứng viên cho đến phỏng vấn và lựa chọn được nhân viên tiềm năng cho công ty. Chưa kể đến trường hợp, ở những công ty lớn, mỗi công việc ứng tuyển sẽ có đến hàng trăm ứng viên nộp hồ sơ, thế nên nhà tuyển dụng sẽ phải mất rất nhiều thời gian để chọn lọc hồ sơ và phỏng vấn ứng viên. Hơn thế nữa, đối với những công việc đòi hỏi kỹ năng và kinh nghiệm làm việc cao, nhà tuyển dụng sẽ phải tổ chức từ 2 – 3 vòng phỏng vấn để tìm kiếm ứng viên.

Tuy nhiên, đối với hình thức Referral Recruitment, bạn có thể dễ dàng tận dụng mối quan hệ từ đồng nghiệp, bạn bè, nhân viên trong công ty để tìm được những ứng cử viên sáng giá cho vị trí công việc. Đối với những người đã và đang làm việc tại công ty, họ sẽ hiểu rõ bạn cần tuyển nhân viên như thế nào, qua đó giúp bạn tìm kiếm được những ứng viên phù hợp, và tiết kiệm được thời gian cũng như công sức trong công tác tuyển dụng.

Tiết kiệm chi phí

Đối với hình thức tuyển dụng thông qua các trang mạng xã hội hay các diễn đàn tìm việc, bạn sẽ phải mất một khoản phí để quảng bá thông tin tuyển dụng nhưng chưa chắc tìm được ứng viên tiềm năng. Thế nên, hãy tận dụng mối quan hệ nội bộ để tuyển dụng, sẽ giúp người tuyển dụng tiết kiệm được một khoản chi phí cho công ty.

Tuyển dụng được nhân viên tiềm năng

Thông qua hình thức tuyển dụng Referral Recruitment, bạn có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng ứng viên, bởi người giới thiệu đã thay bạn sàng lọc và đánh giá được ứng viên. Bởi lẽ trước khi đề nghị một ai đó, họ luôn tìm kiếm những người phù hợp nhất, có tố chất, có tiềm năng và biết ứng viên đó có thích hợp với công việc hay không. Thế nên, việc tận dụng các mối quan hệ xã hội sẽ giúp bạn tìm kiếm được ứng viên giỏi cho công ty.

Hơn thế nữa, việc tuyển dụng được một nhân viên giỏi cho công ty cũng giúp người giới thiệu xây dựng được uy tín của mình. Thế nên, trong mọi trường hợp, họ luôn mong muốn tìm kiếm được ứng viên phù hợp cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, tùy trường hợp, bạn nên lựa chọn những mối quan hệ đáng tin cậy để tuyển dụng những nhân viên mới, thay vì lựa chọn những người không có khả năng giúp bạn tuyển dụng nhân sự.

Nhân viên mới dễ dàng hòa nhập với công việc

Khi tuyển dụng được những nhân viên từ mạng lưới các mối quan hệ, chắc chắn người giới thiệu đã nói một số những quy định hay văn hóa công ty cho ứng viên mới hiểu rõ. Thế nên, họ sẽ không phải bỡ ngỡ khi lần đầu làm việc tại công ty, giúp họ dễ dàng hòa nhập với một môi trường làm việc mới và một tập thể mới. Bên cạnh đó, nhà tuyển dụng có thể tiết kiệm được thời gian để giúp nhân viên mới hòa nhập với công việc.

Referral là gì chắc chắn bạn đã hiểu rõ thông qua những thông tin trong bài viết trên. Theo đó, referral được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau, từ kinh doanh, tiếp thị đến tuyển dụng. Với Referral Recruitment, đây sẽ là hình thức giúp bạn tuyển dụng được một nguồn nhân sự chất lượng.

Po là gì?

Po là một cụm từ quen thuộc và xuất hiện khá nhiều trong các giao dịch mua bán hàng ngày, và đây được xem là một tài liệu quan trọng giúp người bán và người mua dễ dàng kiểm tra được sản phẩm cũng như các vấn đề liên quan đến việc trao đổi hàng hóa. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn Po là gì? Sự khác nhau giữa Po (đơn đặt hàng) và Invoice (hóa đơn mua hàng).

Po – Purchase Order là gì?

Po là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Purchase Order và trong tiếng Việt được hiểu là đơn đặt hàng. Đây là một thuật ngữ được sử dụng khá nhiều trong lĩnh vực mua hàng và trao đổi hàng hóa. Đây là một hóa đơn được người mua gửi cho người bán để xác nhận về việc mua hàng. Trong một số trường hợp, Po cũng được xem là tài liệu có ràng buộc pháp lý nếu việc mua bán không có hợp đồng chính thức.

Lợi ích khi sử dụng Po?

Khi có Po, người bán có thể dễ dàng kiểm soát và quản lý được thông tin đơn hàng, đồng thời thể hiện sự chuyên nghiệp của mình trong lĩnh vực kinh doanh. Đối với người mua, họ sẽ liệt kê những món hàng mà mình cần mua đồng thời tính toán được các chi phí mua hàng, giúp kiểm soát được chi tiêu hiệu quả. Cùng với đó là xác định được sự uy tín và chuyên nghiệp của bên bán hàng, giao hàng có đầy đủ và đúng hẹn hay không.

Với hóa đơn mua hàng (Po), cả hai bên đều dễ dàng cập nhập các thông tin, bao gồm: người bán, người mua, thời gian mua bán, thông tin hàng hóa, điều kiện thanh toán, giá… Với những thông tin này, cả người mua và đơn vị bán đều quản lý được thông tin hàng hóa một cách dễ dàng.

Bên cạnh đó, trong nhiều trường hợp, sẽ có những rủi ro và sự cố xảy ra trong quá trình trao đổi hàng hóa. Việc sử dụng Po như là một bản hợp đồng mua bán, giúp người bán được bảo vệ nếu người mua đã nhận hàng hóa nhưng không trả tiền theo đúng số lượng quy định. Ngoài ra, khi có hóa đơn đặt hàng, khách hàng dễ dàng kiểm tra được số lượng hàng hóa được giao từ người bán.  

Nội dung trong Po (đơn đặt hàng) bao gồm những gì?

Một Po cơ bản phải bao gồm đầy đủ những nội dung sau: số và ngày, thông tin người mua/bán (tên, địa chỉ, số điện thoại), PIC, mô tả hàng hóa/sản phẩm, số lượng hàng hóa/sản phẩm, thông số kỹ thuật hàng hóa, chất lượng, đơn giá, tổng số tiền, các điều khoản thanh toán, thời gian giao hàng, hướng dẫn đặc biệt, chữ ký, con dấu.

So sánh giữa đơn đặt hàng (Po) là hóa đơn (Invoice)

Po (đơn đặt hàng) và hóa đơn mua hàng (Invoice) đều là những hợp đồng quan trọng và cần thiết trong quá trình trao đổi hàng hóa, nhằm đảm bảo lợi ích cho cả hai bên.

Giống nhau

Cả hai hợp đồng này đều bị ràng buộc bởi mặt pháp lý đi đến thỏa thuận về việc mua hàng giữa người mua và người bán. Mọi hành động đều phải tuân theo những quy định có trong hai loại hóa đơn này. Bên cạnh đó, cả đơn đặt hàng và hóa đơn đều có đầy đủ thông tin đơn hàng, thông tin hai bên mua và bán, số tiền…

Khác nhau

Đơn đặt hàng (Po) được thực hiện trong quá trình đặt hàng giữa người mua và người bán, đối với hóa đơn Invoice được viết bởi người bán nhằm gửi yêu cầu thanh toán đến người mua. Thế nên, đơn đặt hàng sẽ được gửi cho người bán, còn hóa đơn là được gửi cho người mua để tiến hành thanh toán.

Bên cạnh đó, một điểm khác nhau là đơn đặt hàng sẽ được tạo ra trong quá trình đặt hàng, còn hóa đơn sẽ được tạo sau khi đơn hàng được trao đến tay người mua.

Như vậy, với những chia sẻ trên, bạn đã hiểu được Po là gì, qua đó biết được Po quan trọng như thế nào trong quá trình mua bán. Hiểu được sự quan trọng của đơn đặt hàng và những thông tin cần có trong Po, giúp bạn biết cách lập đơn đặt hàng chính xác và đảm bảo quyền lợi cho cả người mua và người bán.

Học kinh tế ra làm gì?

Với thị trường việc làm ngày càng khắt khe như hiện nay, nhiều bạn sinh viên luôn thắc mắc “Học kinh tế ra làm gì?” và không biết cơ hội nghề nghiệp ra sao. Nếu bạn đang có dự định theo học khối ngành kinh tế, thì chắc chắn bài viết này sẽ hữu ích cho bạn.

Quản trị kinh doanh

Quản trị kinh doanh thuộc khối ngành kinh tế và được nhiều bạn sinh viên lựa chọn hiện nay. Sau khi tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh, các bạn có cơ hội được làm việc tại các công ty, tập đoàn lớn trong và ngoài nước. Theo đó, bạn sẽ đảm nhận các vị trí như chuyên viên phòng quản trị kinh doanh, công việc chính là phân tích thị trường và sản phẩm nhằm đề ra một chiếc lược kinh doanh tối ưu nhất cho công ty trong tương lai. Bên cạnh đó, nhân viên có thể làm việc ở các vị trí sale hoặc tư vấn bán hàng cho doanh nghiệp.

Marketing

Marketing là một ngành nghề năng động và có nhiều cơ hội việc làm hiện nay. Hoạt động chính của marketing là hướng tới người tiêu dùng nhằm quảng bá sản phẩm và xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp. Theo đó, khi tốt nghiệp chuyên ngành marketing, sinh viên có thể trở thành các chuyên viên marketing, đảm nhận nhiệm vụ xây dựng các chiến lược marketing nhằm giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng. Ngoài ra, sinh viên marketing còn có thể đảm nhận một số vị trí như sau:

Chuyên viên nghiên cứu thị trường: trước khi ra mắt một sản phẩm mới, bạn cần nghiên cứu thị trường để hiểu được người tiêu dùng có nhu cầu như thế nào, thói quen mua sắm của họ ra sao nhằm đưa ra một sản phẩm phù hợp và được nhiều khách hàng lựa chọn. Thế nên, là một chuyên viên nghiên cứu thị trường bạn sẽ phải thực hiện khảo sát, phân tích số liệu về một nhóm khách hàng cụ thể.

Chuyên viên quan hệ công chúng: đây được xem là một bộ mặt của công ty, là người đảm nhận nhiệm vụ truyền thông và đưa ra những phát ngôn chính thức cho công ty đến báo chí và cộng đồng. Đây cũng là một công việc tốt cho sinh viên sau khi tốt nghiệp marketing.

Chuyên viên quảng cáo: là những người sáng tạo ra những thông điệp truyền thông, những mẫu quảng cáo để thu hút khách hàng mua sản phẩm của doanh nghiệp.

Ngoài một số những công việc trên, khi tốt nghiệp marketing bạn có cơ hội đảm nhận rất nhiều những công việc khác trong lĩnh vực này.

Tài chính ngân hàng

Học kinh tế ra làm gì? – Là câu hỏi được rất nhiều phụ huynh và các bạn sinh viên thắc mắc khi lựa chọn ngành học hiện nay. Nếu yêu thích lĩnh vực kinh tế, bạn có thể lựa chọn ngành Tài chính ngân hàng, bởi cơ hội việc làm trong ngành này cũng khá cao. Bạn có thể trở thành một chuyên viên tín dụng ngân hàng, chuyên viên thanh toán quốc tế hoặc chuyên viên kinh doanh tiền tệ…

Kế toán, kiểm toán

Kế toán, kiểm toán là một trong những phòng ban quan trọng của mỗi doanh nghiệp, vì thế nhu cầu việc làm này cũng khá cao. Sau khi tốt nghiệp kế toán hoặc kiểm toán, bạn có thể đảm nhận một số vị trí như: nhân viên kế toán, kiểm toán, nhân viên thuế, giao dịch ngân hàng hoặc các vị trí như quản lý tài chính, thủ quỹ, kế toán trưởng… Công việc này đòi hỏi bạn phải là người tỉ mỉ và cẩn trọng bởi hàng ngày bạn phải làm việc với rất nhiều con số.

Kinh tế đối ngoại

Kinh tế đối ngoại là công việc thích hợp cho những bạn sinh viên thích ngoại giao, giỏi ngoại ngữ và yêu thích những công việc như thanh toán quốc tế, xuất nhập khẩu, luật pháp quốc tế. Khi tốt nghiệp ngành này, bạn có thể đảm nhận một số vị trí như chuyên viên phòng xuất nhập khẩu, chuyên viên phòng kinh doanh với các đối tác nước ngoài, chuyên viên hợp tác quốc tế…

Lĩnh vực kinh tế bao gồm rất nhiều những khối ngành khác nhau, tùy vào năng lực và sở thích của bản thân bạn có thể lựa chọn cho mình một chuyên ngành thích hợp nhất. Hy vọng, với bài viết trên đây, bạn đã có thể trả lời được câu hỏi “học kinh tế ra làm gì” và lựa chọn cho bản thân một hướng đi phù hợp.

Lẽ Sống Là Gì? Giải Thích Ý Nghĩa Lẽ Sống

Con người là một món quà tuyệt diệu của tạo hóa và luôn phát triển từng ngày để làm nên những điều thật phi thường. Và tất cả những thành quả mà chúng ta đạt được đều xuất phát từ “Lẽ sống”.Vậy thật sự thì lẽ sống là gì mà có một vai trò to lớn như thế với con người?

Lẽ sống là những chuẩn mực sống, đích đến cuối cùng mà con người hướng tới, hay những giá trị cốt lõi trong cuộc đời mà người ta muốn đạt được. Và lẽ sống của mỗi người cũng sẽ không giống nhau. Có người cho rằng tình yêu là lẽ sống, nhưng số khác nghĩ rằng sự nghiệp mới chính là lẽ sống của họ, số khác nữa lại nói hạnh phúc chính là lẽ sống của cuộc đời,…nhưng cuối cùng dù lẽ sống là gì thì mỗi người đều phấn đấu nỗ lực hết mình để đạt được lẽ sống đã đặt ra.

Lẽ sống thì bao gồm hai loại: đó là lẽ sống tốt đẹp và lẽ sống tầm thường.

  1. Lẽ sống tầm thường là khi lẽ sống ấy xuất phát từ những dục vọng, tham vọng tầm thường, xấu xa. Chỉ nghĩ đến lợi ích của mình mà bỏ quên những điều tốt trong cuộc sống. Và cũng chính vì điều ấy, họ dần trở nên tham lam, bất chấp thủ đoạn, mưu mô để mà đạt được thứ lợi ích mà họ xem là lẽ sống. Đó chính là những tiêu chuẩn sống sai lệch, có thể do môi trường tác động hoặc cũng do xuất phát từ bản năng mà ra. Nhưng đó là những lối sống lệch lạc và sai lầm, trái với chuẩn mực xã hội. Vì vậy, chúng ta nên biết kiểm soát mình trước cám dỗ để được sống cuộc đời thật đẹp và không bị mang danh là có lẽ sống thật tầm thường.
  2. Lẽ sống tốt đẹp, có đạo đức là những cách sống, lối suy nghĩ tích cực, lạc quan. Chính lẽ sống hướng tới những điều chân thiện mỹ này sẽ giúp chúng ta sống một cách đúng nghĩa. Và đặc biệt, sẽ không có một thế lực nào có thể làm con người ta nản chí, bởi lẽ sống của họ đã tạo ra động lực, sức mạnh giúp vượt qua được những khó khăn và tiếp tục hành trình chinh phục được đỉnh cao, những lý tưởng mà ta đã đặt ra cho mình. Hơn nữa, khi đã có một cách sống đúng, bạn sẽ tự ý thức được đâu là sai trái, đâu là lẽ phải từ đó sẽ điều chỉnh hành vi của mình cho đúng với ý nghĩa cuộc sống mà ta đã chọn. khi ấy bạn sẽ thấy cuộc đời thật đáng sống, thật đẹp biết nhường nào!

Bên cạnh đó, thì cũng có những cá nhân vẫn sống không mục đích, không lẽ sống, họ dường như chỉ đang sống với một cái xác không hồn, sống vô nghĩa và chẳng mai lại lợi ích gì cho xã hội. Họ không biết ngày mai mình sẽ làm gì, cứ thế mà trôi theo dòng đời, thả mình vào những thứ vui vô bổ, tạm bợ, thậm chí còn có thể rơi vào hoàn cảnh bế tắc hay chán nản, chơi vơi giữa cuộc đời.

Vậy thì ta đi tìm lẽ sống từ đâu? Làm thế nào để có cho mình một lẽ sống? Câu trả lời là hãy bắt đầu từ những điều thật nhỏ trong cuộc đời, có thể là từ công việc, gia đình, đam mê của mình, hãy tập cách quan tâm, yêu thương mọi người và sẵn sàng đối đầu với mọi khó khăn, thử thách…Hành trình đi tìm và chinh phục lẽ sống cho riêng mình không bao giờ là muộn cả. Đừng nghĩ lẽ sống phải thật là lớn lao, nó chỉ đơn thuần là những điều bình dị, đơn giản là biết sẻ chia, biết tạo ra hạnh phúc cho bản thân và mọi người, mang đến niềm tự hào cho gia đình, luôn lạc quan, tự tin trong cuộc sống,… chỉ nhiêu đó thôi cũng tạo nên một hiệu ứng tốt đẹp trong nhận thức mỗi người. Bạn nhận ra rằng “sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”, đừng nên sống hoài sống phí một phút giây nào. Từ đó bản thân không ngừng cố gắng để hoàn thiện mỗi ngày, để được sống tốt, ý nghĩa, có ích hơn ngày hôm qua đã làm.

Đã sống thì phải có lẽ sống. Có lẽ sống không thôi chưa đủ mà còn hành động để khẳng định bản thân chúng ta đang bước từng bước đi đúng đắn và tốt đẹp trên hành trình cuộc đời. Nếu bạn còn thắc mắc “Lẽ sống là gì?” thì một lần nữa được khẳng định lẽ sống có thể coi là mũi tên chỉ đường giúp ta đến đích – bến bờ của những giá trị đích thực – nhanh mà không bị lạc hướng.