Công Việc Của Nhân Viên Văn Phòng Và Những Chia Sẻ Lý Thú

Ai trong chúng ta cũng có quyền lựa chọn một công việc để gắn bó cả đời. Công việc thì vô cùng đa dạng: bác sĩ, giáo viên, kỹ sư, nhân viên văn phòng,…và để chắc chắn rằng bản thân phù hợp với công việc nào thì việc tìm hiểu về nó là vô cùng quan trọng. Vì thế hôm nay chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu về công việc của nhân viên văn phòng.

Nói đến công việc văn phòng có lẽ đa số mọi người sẽ nghĩ ngay đến những việc làm nhẹ nhàng, ổn định. Nhưng không hẳn là thế bởi nhân viên văn phòng là một bộ phận không thể thiếu của bất kỳ công ty nào. Chính vì thế công việc này sẽ có nhiều yêu cầu cho người làm việc.

Và các công việc cần làm của người nhân viên văn phòng đó là:

  1. Trực ở quầy lễ tân

Nhân viên văn phòng thường làm việc tại quầy lễ tân trước công ty để tiếp đón khách hàng tới công ty thay cho ban giám đốc và trả lời các cuộc điện thoại từ khách hàng gọi vào. Nhân viên có nhiệm vụ giúp khách hàng xử lý vấn đề và hướng dẫn khách đến bộ phận chức năng mà họ đang cần trao đổi công việc. Ngoài ra, nhân viên văn phòng còn hỗ trợ công tác chuẩn bị, lên kế hoạch và tổ chức các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, sự kiện,… của công ty. Bộ phận lễ tân còn quyết định đánh giá đầu tiên về công ty nên vị trí này yêu cầu ngoại hình dễ nhìn, khả năng giao tiếp, thái độ ứng xử nhã nhặn, lịch sự, ứng biến linh hoạt trước mọi tình huống, ngoài ra một số công ty còn yêu cầu khả năng ngoại ngữ. Vì vậy, hãy cân nhắc xem mình có phù hợp với vị trí này không nhé!

  • Công tác văn thư lưu trữ

Có thể nói nhân viên văn phòng chủ yếu tiếp xúc với các loại giấy tờ mỗi ngày cụ thể là: tiếp nhận các công văn từ cấp trên, những văn bản, tài liệu được gửi đến công ty sau đó sẽ phân loại và gửi đến các bộ phận liên quan. Đồng thời, chuyển các giấy tờ, văn bản từ phía công ty đến người nhận. Một công việc vô cùng quan trọng đó là các nhân viên sẽ sắp xếp, lưu trữ, bảo quản các công văn, hợp đồng cho công ty theo thứ tự ngăn nắp, khoa học để dễ dàng tìm kiếm khi cần đến. Ngoài ra, họ còn phụ trách phần công việc soạn thảo các văn bản và photocopy, in ấn. Tóm lại, công việc này yêu cầu nhân viên văn phòng tính cẩn thận và một điều kiện tiên quyết đó là thành thạo về kỹ năng tin học văn phòng: Word, Excel…

  • Hỗ trợ cho các dự án và các công việc phụ khác

Các nhân viên văn phòng sẽ phụ trách phần việc tư vấn các vấn đề liên quan đến giấy tờ, pháp lý và làm hồ sơ cho dự án như in ấn giấy tờ, đóng gói thầu dự án, xin chữ ký và con dấu từ những người, bộ phận chịu trách nhiệm dự án.

  • Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị của công ty

Theo dõi tình trạng và xem xét về nhu cầu trang thiết bị hay máy móc tại các bộ phận nói riêng và toàn công ty nói chung, sau đó đưa ra đề xuất và xuất trình cho cấp trên, cũng như tiến hành mua các trang thiết bị khi cần đến. Nhân viên văn phòng sẽ chịu trách nhiệm bảo quản, quản lý các cơ sở vật chất có tại công ty để hạn chế hư hỏng, mất mát và góp phần tăng tuổi thọ cho chúng. Đối với văn phòng phẩm, thì sẽ mua sắm thêm theo nhu cầu khi làm việc của nhân viên như sách, báo, tạp chí và thực hiện công việc quản lý, giữ gìn văn phòng phẩm để phục vụ cho nhiều nhu cầu của công ty.

Nhìn một cách tổng quát, có thể thấy công việc của nhân viên văn phòng có nhiều việc, nhiều bộ phận và khâu xử lý hơn là chúng ta thường hình dung về nó. Trên đây là những việc làm cơ bản mà một nhân viên văn phòng cần phải nắm, ngoài ra còn một số công việc phụ khác để góp phần cho bộ máy nhân sự của công ty hoạt động hiệu quả nhất. Nhìn chung thì khối lượng công việc khá nhiều và vất vả.

Vậy sau khi đã tìm hiểu về những công việc của một nhân viên văn phòng thì chắc hẳn bạn đã biết mình phù hợp với công việc này hay chưa? Và đã hình dung phần nào về công việc này. Vậy để trở thành người nhân viên văn phòng từ bây giờ hãy rèn luyện cho mình những kỹ năng cần thiết về tin học,ngôn ngữ, cũng như kỹ năng mềm,… và hơn hết là hãy chuẩn bị tinh thần để sẵn sàng đối mặt với công việc này nhé!

Confirm là gì? Cách confirm thư phỏng vấn dành cho ứng viên chuẩn nhất

Confirm là gì? Động từ confirm có tác dụng và vai trò như thế nào đối với nhà tuyển dụng cũng như ứng viên. Chúng ta hãy cũng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Nhiều nhà tuyển dụng khi gửi mail phỏng vấn dành cho ứng viên, sẽ kèm theo thông tin yêu cầu ứng viên confirm thông tin để công ty có thể cập nhật danh sách kịp thời. Nhiều ứng viên đã có kinh nghiệm phỏng vấn sẽ không quá khó để hiểu confirm là gì? Tuy nhiên, đối với những ứng viên mới lần đầu phỏng vấn họ khó có thể nắm bắt được động từ confirm ở đây mang ý nghĩa là gì?

Vậy confirm là gì?

Confirm trong tiếng anh có nghĩa là xác nhận một sự vật, hoặc sự việc nào đó mang tính khách quan và chính xác. Từ confirm trong email phỏng vấn của nhà tuyển dụng gửi ứng viên có nghĩa là yêu cầu ứng viên xác nhận lại thông tin về lịch phỏng vấn mà phía nhà tuyển dụng đã gửi và trả lời cho họ bằng một email xác nhận cụ thể.

Vậy bạn đã biết cách viết email confirm phỏng vấn là như thế nào hay chưa?

Điều đầu tiên thành thật xin chúc mừng bạn, bởi vì nếu như bạn đã tìm hiểu đến cách viết email xác nhận thư phỏng vấn thì có lẽ bạn đã CV của bạn đã được chú ý từ phía nhà tuyển dụng rồi đấy. Nhân cơ hội viết thư xác nhận như thế này ban nên tạo sự chú ý và nhân mạnh sự biết ơn của mình khi nhận được cơ hội trao đổi trực tiếp từ họ nhé!

Để viết được email xác nhận phỏng vấn đúng chuẩn nội dung phù hợp là một điều không thể thiếu tuy nhiên hình thức trình bày cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng để nhà tuyển dụng có thể đánh giá sự chuyên nghiệp của bạn ngay từ những con chữ đầu tiên mà họ đọc. Hãy cùng tìm hiểu thử xem cách confirm thư phỏng vấn của nhà tuyển dụng ra sao bạn nào?

Thứ nhất: Thời điểm gửi email xác nhận

Sau khi nhận được email từ phía nhà tuyển dụng cụ thể, bạn đừng nên vội vàng trả lời ngay lập tức mà thay vào đó bạn nên dành thời gian để đọc thật kỹ email và tìm hiểu về thông tin nhà tuyển dụng gửi đến giống như địa điểm phỏng vấn, thời gian và hồ sơ chuẩn bị như thế nào. Bạn nên tìm hiểu thật kỹ những thông tin đó có chính xác hay không nếu có vấn đề nào đó cần hỏi lại thì bạn nên đề cập với nhà tuyển dụng email một cách cụ thể để nhận được phản hồi sớm.

Thứ hai: Cấu trúc bức thư xác nhận lịch phỏng vấn

Tiêu đề thư luôn là yếu tố không thể thiếu trong bất kỳ email nào đặc biệt với nhưng email xác nhận thì nó lại vô cùng quan trọng. Tiêu đề thư xác nhận phải bao gồm 3 yếu tố, đó chính là tên của bạn, vị trí công việc bạn đang ứng tuyển và tên email xác nhận. Ví dụ như bạn nên đặt tiêu đề thư như sau: THƯ XÁC NHẬN PHỎNG VẤN NHÂN VIÊN MARKETING ONLINE – NGUYỄN VĂN A.

 Bạn nên lưu ý viết tiêu đề càng rõ ràng càng tốt, vì nhà tuyển dụng phải sắp xếp rất nhiều những cuộc hẹn khác nhau, cho nên nếu bạn không ghi thật rõ ràng nhà tuyển dụng sẽ không xác nhận được ứng viên nào đang gửi thư cho mình, thậm chí họ còn cảm thấy phiền phức và không muốn đọc email của bạn.

Lý do viết thư:  Mở đầu email, bạn có thể đề cập đến lý do viết là thư xác nhận này là gì? Ví dụ như “Xin cảm ơn Ông/ Bà (Anh/ Chị) đã cho tôi cơ hội được tham dự buổi phỏng vấn này” hoặc “Tôi viết lá thư này này nhằm xác nhận sẽ tham dự buổi phỏng vấn vào lúc …..(thời gian)….”

 Lời cảm ơn: Bạn luôn luôn phải đảm bảo rằng lời cảm ơn sẽ xuất hiện vào đầu hay cuối email xác nhận này, vì nhà tuyển dụng đã cho bạn một cơ hội vô cùng quý giá.

Những yêu cầu: Đây là mục để bạn có thể hỏi nhà tuyển dụng những vấn đề mà bạn thắc mắc như hồ sơ mang theo phỏng vấn bao gồm thêm những loại hồ sơ nào khác nữa hay không. Thông thường, khi đi phỏng vấn chỉ cần mang theo sơ yếu lý lịch và giấy tờ tùy thân là đủ. Tuy nhiên, cũng có một vài nơi yêu cầu bạn mang theo các văn bằng chứng chỉ liên quan hay các thành tích bạn đạt được trong quá trình học tập chẳng hạn. Chính vì thế bạn nên hỏi rõ nhà tuyển dụng vấn đề này tránh để thiếu sót hồ sơ trong buổi phỏng vấn nhé!

Lời kết: Hãy cảm ơn nhà tuyển dụng một lần nữa và chúc họ một ngày làm việc thật tốt lành bạn nhé!

Hy vọng rằng, với những kiến thức mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết này bạn không những giải đáp được thắc mắc xung quanh câu hỏi “confirm là gì?” mà còn biết cách yếu tố cơ bản để viết một email xác nhận gửi đến nhà tuyển dụng một cách chuyên nghiệp nhất nhé!

Chúc bạn thành công!

Cc và Bcc là gì? Cách phân biệt Cc và Bcc trong gửi email

Email là một trong những hình thức liên lạc phổ biến và được nhiều người sử dụng hiện nay. Thông thường, người gửi chỉ quan tâm đến việc đã gửi thư đến  người nhận mà quên đi thông tin cá nhân của họ có thể không được bảo mật, dẫn đến trường hợp nhiều kẻ gian sử dụng thông tin này vì mục đích cá nhân. Thế nên, trong bất kỳ hệ thống gửi email nào hiện nay cũng có hai hình thức gửi là Cc và Bcc? Nhưng liệu chúng ta có hiểu Cc và Bcc là gì? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn. 

Cc và Bcc là gì?

Cc (viết tắt của Carbon Copy) có vai trò tạo ra các bản sao chép trong email. Với hình thức gửi Cc, bạn sẽ gửi được email cho nhiều người cùng lúc và những người này sẽ xem được danh sách những người nhận được email. 

Bcc (viết tắt của Blind Carbon Copy) cũng giống như tính năng Cc là tạo ra các bản sao email để gửi cho nhiều người nhận cùng một lúc. Tuy nhiên, khi sử dụng Bcc, người nhận sẽ không nhìn thấy được danh sách những người được nhận cùng trong email này. 

Khi nào nên gửi CC và Bcc?

Cả tính năng Cc và Bcc đều giống nhau ở chỗ là tạo ra bản sao chép nội dung email và gửi đến nhiều người nhận. Tuy nhiên, sự khác nhau nằm ở danh sách người nhận. Trong một số trường hợp như, khi người nhận quan tâm đến việc bạn đã gửi email cho những ai, bạn áp dụng cách gửi Cc là tốt nhất. Chẳng hạn, bạn gửi email cho sếp và những khách hàng khác, sếp sẽ muốn biết bạn đã gửi email này cho những khách hàng nào, vì thế sử dụng Cc sẽ giúp thấy được danh sách email người nhận và biết được bạn đã gửi email đến những ai. 

Ngược lại, Bcc được sử dụng trong những trường hợp, người nhận được email không muốn để lộ danh tính của bản thân hay những người gửi muốn bảo mật thông tin người nhận, để tránh trường hợp người khác lấy và sử dụng những thông tin đó vì mục đích khác. Thế nên, Bcc sẽ là hình thức gửi email được nhiều người lựa chọn trong trường hợp này nhằm ẩn thông tin email của tất cả những người nhận. 

So sánh sự khác nhau giữa Cc và Bcc

Thông qua khái niệm của Cc và Bcc, chúng ta đã hiểu được sự giống nhau của gửi Cc và Bcc. Theo đó, cả hai hình thức này đều được gửi từ một địa chỉ email cho nhiều người nhận trong cùng một lúc. Ưu điểm của cả hai cách gửi này  là giúp bạn tiết kiệm được thời gian. Hơn thế nữa, với cùng một nội dung, người nhận có thể tiếp nhận được thông tin cùng lúc. Chẳng hạn, nếu bạn cần gửi email cho 20 nhân viên của mình, bạn chỉ cần soạn một email, nhấn Cc hoặc Bcc là có thể gửi cho cả 20 nhân viên cùng một lúc, thay vì phải soạn 20 email rất tốn công sức và mất nhiều thời gian. 

Như đã nói ở trên, điểm khác nhau giữa Cc và Bcc nằm ở danh sách người nhận. Theo đó, cách gửi Bcc sẽ có tính bảo mật hơn, vì thông tin người nhận sẽ không được tiết lộ cho những người nhận khác. 

Cách gửi mail Cc và Bcc

Cách gửi mail Cc

Đầu tiên bạn đăng nhập vào gmail của mình, tại góc trên bên trái bạn chọn mục “Soạn thư”. Một hộp soạn thư mới sẽ xuất hiện góc dưới cùng bên phải của màn hình. Trên khung người nhận bạn click chuột vào mục Cc hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+ Shift+ C để sử dụng tính năng Cc này. Tiếp theo, bạn nhập vào danh sách email mình muốn gửi, nhập tiêu đề email, soạn thư và đính kèm tệp rồi chọn vào nút “Gửi” là hoàn tất.

Cách gửi mail Bcc

Tất cả các bước gửi đều giống với Cc, tuy nhiên tại mục Người nhận (Đến) bạn chọn Bcc hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl +Shift +B để gửi Bcc. Toàn bộ email người nhận sẽ được ẩn danh và bạn hoàn toàn có thể bảo mật tuyệt đối thông tin người nhận. 

Với những thông tin về Cc và Bcc là gì, tùy vào trường hợp, bạn có thể lựa chọn hình thức gửi email phù hợp. CC giúp gửi mail nhanh chóng và thích hợp gửi cho những ai cần thông tin người nhận. Bcc sẽ giúp gửi email tiện lợi mà còn bảo mật tuyệt đối thông tin mọi người. 

Executive là gì? Làm thế nào để thực hiện vai trò executive hiệu quả trong công việc

Executive là gì và những công việc liên quan đến Executive là như thế nào? Đây chính là điều mà nhiều người mới bắt đầu đi làm hoặc sắp bước lên một chức vụ mới cao hơn đều thắc mắc và muốn tìm hiểu thật kỹ.

Trong mỗi công ty, đều có những bộ phận nhân viên khác nhau. Tuy nhiên, tất cả mọi người đều phải làm việc và tuân thủ theo sự điều hành của cấp trên, hay nói cách khác là làm việc dưới sự quan sát của một nhà điều hành chính để đảm bảo mọi quy trình công việc được diễn ra theo đúng tiến độ. Do đó, sự đóng góp của một nhà điều hành là vô cùng quan trọng. Vậy bạn có biết khái niệm về một nhà điều hành/ Executive là gì hay không?

Executive là gì?

Executive là một danh từ để chỉ những người làm chức vụ quản lý hay điều hành một bộ phận nào đó của công ty. Họ sẽ là những người có trách nhiệm và nghĩa vụ giám sát và thúc đẩy tiến dộ làm việc của nhân viên một cách cụ thể nhất. Điều đó có nghĩa, nhà điều hành chính là cánh tay phải đắc lực của những người lãnh đạo chủ chốt của công ty, họ sẽ thay mặt các nhà lãnh đạo để quyết định các vấn đề liên quan đến công việc.

Làm thế nào để thực hiện vai trò executive hiệu quả trong công việc?

Với tư cách là một executive/ hay một nhà điều hành chuyên nghiệp, quản lý rất nhiều nhân sự và các hợp đồng ký kết khác nhau đòi hỏi họ phải là những người tài giỏi về nhiều mặt. Trước tiên, họ phải là người giỏi về chuyên môn và nắm rõ các quy trình làm việc cấp dưới. Thứ hai, họ phải có những kỹ năng cần thiết để hỗ trợ họ trong quả trình điều hành công việc diễn ra một cách thuận lợi nhất.

Để có được hai yếu tố trên, một nhà quản lý cần bỏ ra rất nhiều thời gian và công sức học tập kèm theo đó là sự rèn luyện qua những phương pháp khác nhau để giúp họ tích lũy thêm kinh nghiệm vững chắc trước khi đảm nhận vị trí điều hành. Dưới đây là một số gợi ý giúp nhà điều hành tham khảo để hoàn thiện bản thân và giải quyết công việc hiệu quả hơn.

Luôn có checklist công việc hàng ngày một cách cụ thể

Nhà điều hành giỏi là luôn nắm được những kế hoạch cụ thể của bản thân và những nhân viên của mình. Một bảng checklist với đầy đủ những gạch đầu dòng chính là một bản kế hoạch hoàn hảo để họ có thể hoàn thành tốt tất cả các công việc của bản thân và tiến hành công việc điều phối cấp dưới một cách hiệu quả nhất.

Đọc sách mỗi ngày

Nếu mỗi tuần đọc một quyển sách thì sau một năm số lượng sách bạn đọc được có thể sẽ lên đến vài chục quyển. Đừng vội nghĩ rằng chỉ những bậc thiên tài, bác học hay các nhà tỷ phú thì mới phải cần đọc sách, mà tất cả chúng ta bất kỳ cũng phải nên đọc sách mỗi ngày và đối với một nhà điều hành thì việc đọc sách lại là điều không thể bỏ sót. Khi có càng nhiều kiến thức và kỹ năng bạn sẽ càng biết cách quản lý công việc hiệu quả cũng giống như nắm bắt được tâm lý nhân viên dễ dàng hơn.

Bạn nên đặt cho mình một mục tiêu cụ thể

Mục tiêu đó có thể là tỷ số tăng trưởng của công ty, của một bộ phận, của nhân viên hay của bạn chẳng hạn. Bởi vì, một nhà điều hành luôn là người đầu tàu dẫn dắt công việc của nhân viên cấp dưới, thế nên để công việc được tiến triển theo đúng kế hoạch bạn cần đặt ra một mục tiêu cụ thể để giúp nhân viên và bản thân mình có thêm một động lực để phấn đấu hoàn thiện. Nếu bạn cứ làm việc không có mục tiêu mà chỉ nghe theo cảm tính.

Luôn có kế hoạch dự phòng trước

Trong bất kỳ vấn đề nào xảy đến trong công việc, thì người điều hành cũng sẽ là người chịu trách nhiệm lớn nhất. Bởi vì, nếu những bộ phận khác làm việc không chuẩn xác nhưng nếu nhà điều hành không quan sát và yêu cầu khắc phục sai lầm đó đúng lúc thì nó sẽ gây ra một hậu quả vô cùng lớn. Vì vậy, nhà điều hành cần phải vạch sẵn ra những kế hoạch dự phòng cụ thể để kịp thời xử lý khủng hoảng phát sinh.

Tóm lại, để trở thành một nhà điều hành giỏi không thể không có bất kỳ năng lực nào hỗ trợ được. Mọi nỗ lực và cố gắng chưa bao giờ là điều thừa thãi trong cuộc sống này. Điều bạn cần làm để trở thành một nhà điều hành giỏi đó chính là cố gắng và cố gắng.

Hãy lập cho mình một kế hoạch với những gạch đầu dòng thật đậm để nhắc nhở bản thân hôm nay mình cần phải làm gì và nếu chưa hoàn thiện được mục tiêu thì hãy gạch thêm cho bảng thân thật nhiều những đầu dòng nhỏ nữa để phấn đấu mỗi ngày. Hy vọng rằng, với những chia sẻ chân thành của chúng tôi bạn đã có thể trả lời câu hỏi Executive là gì nhé!

Đi Phỏng Vấn Nên Mặc Gì Cho Phù Hợp

Khi bắt đầu một công việc mới, điều bạn cần làm chính là đi phỏng vấn. Vậy thì vấn đề đặt ra là làm sao gây được ấn tượng tốt ban đầu đối với nhà tuyển dụng ngay từ những phút đầu tiên trước khi nhìn vào CV hay bộ hồ sơ xin việc của bạn. Và trang phục có thể giúp chúng ta làm điều đó. Vậy nên đã có rất nhiều câu hỏi đặt ra: “ Đi phỏng vấn nên mặc gì?”

Dưới đây là một số gợi ý nho nhỏ để chúng ta tự tin chọn trang phục phù hợp để tự tin khi tham gia bất kỳ buổi phóng vấn nào.

  1. Quần áo

Cho dù bạn là một người có phong cách ăn mặc nổi loạn, cá tính hay nhẹ nhàng thì khi chúng ta đi đến một buổi phỏng vấn, điều tốt nhất là nên lựa một trang phục thật lịch sự, tinh tế và toát lên được sự chuyên nghiệp mà bạn vẫn cảm thấy tự tin và thoải mái.

Đối với các bạn nữ thì lựa chọn phù hợp sẽ là áo sơ mi màu sắc nhã nhặn như màu trắng, xanh kết hợp với váy dài qua gối hoặc quần âu tùy theo sở thích của bạn, chỉ có một lưu ý nhỏ đó là chúng ta nên lựa chọn trang phục màu đơn giản như đen, xanh để tạo sự thanh lịch và tránh những màu quá sáng, quá sặc sỡ: đỏ, vàng, cam, hồng,… vì chúng sẽ gây cảm giác chói và thiếu sự trang trọng đối với buổi phỏng vấn. Và điều đặc biệt là chỉ nên mặc trang phục kín đáo, không hở hang gây phản cảm.

Đối với nam thì chiếc quần âu màu tối cùng áo sơ mi trắng và cà vạt – phù hợp với trang phục bạn đang mang – sẽ là lựa chọn tốt và phù hợp cho bạn, giúp toát lên sự chỉn chu và lịch lãm nhất.

  • Giày dép

Vì trang phục bạn chọn khá đơn giản nên giày dép bạn mang cùng không nên rườm rà, nhiều chi tiết, và màu sắc cũng nên là màu tối, sạch sẽ thì sự ấn tượng sẽ cao hơn.

Với các bạn nữ thì để tăng thêm sự nữ tính thì giày cao gót là lựa chọn hàng đầu sẽ giúp bạn thêm phần xinh xắn, nhưng đừng nên quá cao và tránh những loại dép khác như tổ ông, quai ngang, sandal,… vì chúng không phù hợp.

Còn các bạn nam thì những đôi giày luôn là phù hợp nhất bởi nó sẽ tạo ra một phong cách nam tính, mạnh mẽ đầy thu hút.

  • Phụ kiện

Phụ kiện thì có rất nhiều loại nhưng khi đi phỏng vấn thì nên cân nhắc và sử dụng một vài phụ kiện cơ bản nhất để thể hiện bạn là người biết chăm sóc bản thân nhưng không khoa trương, rườm rà.

Đối với nữ thì bạn nên chọn một đôi bông tai đơn giản sát tai để tạo điểm nhấn, bạn chỉ nên mang thêm một chiếc nhẫn hoặc đồng hồ hoặc lắc tay kèm một chiếc túi sách đơn giản, màu nhạt để bỏ vật dụng cần thiết.

Còn các bạn nam thì chúng ta sẽ chọn đồng hồ là ưu tiên số một vì đó sẽ là điểm nhấn cho bạn.

  • Kiểu tóc

Tóc nên để gọn gàng, sạch sẽ đều là tốt nhất cho cả nam và nữ. Nếu là nam thì bạn chỉ cần cắt tóc thật gọn và kiểu tóc phù hợp với khuôn mặt, cạo râu gọn gàng thì sẽ giúp bạn trở nên sáng sủa hơn, đặc biệt không nên nhuộm tóc màu quá sáng, quá nổi vì trông bạn sẽ thiếu chín chắn, trưởng thành. Còn phái nữ thì tóc buộc cao, hoặc tóc búi gọn gàng cộng thêm một ít trang điểm, tô son nhẹ nhàng giúp tăng thêm sức sống, sự cuốn hút ngay từ ánh nhìn đầu tiên.

Một điều đặc biệt lưu ý, đó là các bạn nam và nữ có thể dùng nước hoa để tạo mùi hương cho cơ thể nhưng không được dùng nước hoa có mùi quá đậm, quá nồng, hoặc dùng với lượng khá nhiều, điều này sẽ làm cho người đối diện bị ngạt và khó chịu. Vậy thì chỉ nên dùng một ít nước hoa, loại mùi nhẹ nhàng, thoang thoảng mà không bị mất điểm trước nhà tuyển dụng nhé!

Đó là tất cả lời khuyên cho việc đi phỏng vấn nên mặc gì để giúp bạn tự tin hơn khi đối mặt với nhà tuyển dụng và góp phần tăng tỷ lệ đậu phỏng vấn cho bạn vì gây được thiện cảm cho người nhìn. Tuy nhiên ngoài hình thức ra bạn cần chuẩn bị sẵn tâm lý và kiến thức vững và những cách ứng xử phù hợp để có thể hoàn thành thật tốt cuộc phỏng vấn của mình nhé. Chúc bạn thành công!

Công Việc Của Nhân Viên Văn Phòng Và Những Chia Sẻ Lý Thú

Ai trong chúng ta cũng có quyền lựa chọn một công việc để gắn bó cả đời. Công việc thì vô cùng đa dạng: bác sĩ, giáo viên, kỹ sư, nhân viên văn phòng,…và để chắc chắn rằng bản thân phù hợp với công việc nào thì việc tìm hiểu về nó là vô cùng quan trọng. Vì thế hôm nay chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu về công việc của nhân viên văn phòng.

Nói đến công việc văn phòng có lẽ đa số mọi người sẽ nghĩ ngay đến những việc làm nhẹ nhàng, ổn định. Nhưng không hẳn là thế bởi nhân viên văn phòng là một bộ phận không thể thiếu của bất kỳ công ty nào. Chính vì thế công việc này sẽ có nhiều yêu cầu cho người làm việc.

Và các công việc cần làm của người nhân viên văn phòng đó là:

  1. Trực ở quầy lễ tân

Nhân viên văn phòng thường làm việc tại quầy lễ tân trước công ty để tiếp đón khách hàng tới công ty thay cho ban giám đốc và trả lời các cuộc điện thoại từ khách hàng gọi vào. Nhân viên có nhiệm vụ giúp khách hàng xử lý vấn đề và hướng dẫn khách đến bộ phận chức năng mà họ đang cần trao đổi công việc. Ngoài ra, nhân viên văn phòng còn hỗ trợ công tác chuẩn bị, lên kế hoạch và tổ chức các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, sự kiện,… của công ty. Bộ phận lễ tân còn quyết định đánh giá đầu tiên về công ty nên vị trí này yêu cầu ngoại hình dễ nhìn, khả năng giao tiếp, thái độ ứng xử nhã nhặn, lịch sự, ứng biến linh hoạt trước mọi tình huống, ngoài ra một số công ty còn yêu cầu khả năng ngoại ngữ. Vì vậy, hãy cân nhắc xem mình có phù hợp với vị trí này không nhé!

  • Công tác văn thư lưu trữ

Có thể nói nhân viên văn phòng chủ yếu tiếp xúc với các loại giấy tờ mỗi ngày cụ thể là: tiếp nhận các công văn từ cấp trên, những văn bản, tài liệu được gửi đến công ty sau đó sẽ phân loại và gửi đến các bộ phận liên quan. Đồng thời, chuyển các giấy tờ, văn bản từ phía công ty đến người nhận. Một công việc vô cùng quan trọng đó là các nhân viên sẽ sắp xếp, lưu trữ, bảo quản các công văn, hợp đồng cho công ty theo thứ tự ngăn nắp, khoa học để dễ dàng tìm kiếm khi cần đến. Ngoài ra, họ còn phụ trách phần công việc soạn thảo các văn bản và photocopy, in ấn. Tóm lại, công việc này yêu cầu nhân viên văn phòng tính cẩn thận và một điều kiện tiên quyết đó là thành thạo về kỹ năng tin học văn phòng: Word, Excel…

  • Hỗ trợ cho các dự án và các công việc phụ khác

Các nhân viên văn phòng sẽ phụ trách phần việc tư vấn các vấn đề liên quan đến giấy tờ, pháp lý và làm hồ sơ cho dự án như in ấn giấy tờ, đóng gói thầu dự án, xin chữ ký và con dấu từ những người, bộ phận chịu trách nhiệm dự án.

  • Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị của công ty

Theo dõi tình trạng và xem xét về nhu cầu trang thiết bị hay máy móc tại các bộ phận nói riêng và toàn công ty nói chung, sau đó đưa ra đề xuất và xuất trình cho cấp trên, cũng như tiến hành mua các trang thiết bị khi cần đến. Nhân viên văn phòng sẽ chịu trách nhiệm bảo quản, quản lý các cơ sở vật chất có tại công ty để hạn chế hư hỏng, mất mát và góp phần tăng tuổi thọ cho chúng. Đối với văn phòng phẩm, thì sẽ mua sắm thêm theo nhu cầu khi làm việc của nhân viên như sách, báo, tạp chí và thực hiện công việc quản lý, giữ gìn văn phòng phẩm để phục vụ cho nhiều nhu cầu của công ty.

Nhìn một cách tổng quát, có thể thấy công việc của nhân viên văn phòng có nhiều việc, nhiều bộ phận và khâu xử lý hơn là chúng ta thường hình dung về nó. Trên đây là những việc làm cơ bản mà một nhân viên văn phòng cần phải nắm, ngoài ra còn một số công việc phụ khác để góp phần cho bộ máy nhân sự của công ty hoạt động hiệu quả nhất. Nhìn chung thì khối lượng công việc khá nhiều và vất vả.

Vậy sau khi đã tìm hiểu về những công việc của một nhân viên văn phòng thì chắc hẳn bạn đã biết mình phù hợp với công việc này hay chưa? Và đã hình dung phần nào về công việc này. Vậy để trở thành người nhân viên văn phòng từ bây giờ hãy rèn luyện cho mình những kỹ năng cần thiết về tin học,ngôn ngữ, cũng như kỹ năng mềm,… và hơn hết là hãy chuẩn bị tinh thần để sẵn sàng đối mặt với công việc này nhé!

Học vị là gì? Hệ thống học vị tại Việt Nam

Trong lĩnh vực giáo dục, chắc chắn mọi người đã từng nghe qua các danh xưng như Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ, Giáo sư… Tuy nhiên, đa số mọi người thường không phân biệt được đó là học hàm hay học vị. Vậy học vị là gì? Sự khác nhau giữa học hàm và học vị là gì? Bạn đừng bỏ lỡ bài viết bên dưới nhé.

Học vị là gì?

Học vị là một văn bằng ở Việt Nam, được cấp bởi các đơn vị hoặc tổ chức giáo dục có giấy phép hoạt động theo tiêu chuẩn nhà nước, cho những cá nhân hoàn thành các cấp học tương ứng. 

Hệ thống học vị tại Việt Nam

Học vị tú tài

Học vị tú tài là văn bằng cấp cho những người đã tốt nghiệp THPT (tốt nghiệp cấp 3), đây được xem là kỳ thi cuối cùng bậc trung học tại Việt Nam. 

Học vị cử nhân

Sau khi tốt nghiệp THPT, sinh viên sẽ được học tiếp lên chương trình đại học với thời gian đào tạo 4 năm. Sau khi hoàn thành khóa đào tạo Đại học này, sinh viên các khối ngành kinh tế, khoa học tự nhiên hay khoa học xã hội nhân văn sẽ được cấp bằng cử nhân (chẳng hạn cử nhân sư phạm, cử nhân kinh tế, cử nhân luật…). Riêng đối với những nhân viên ở khối ngành kỹ thuật sẽ được cấp bằng kỹ sư.

Sau khi có bằng cử nhân, sinh viên hoàn toàn có thể đi làm tại các công ty, các doanh nghiệp trong lĩnh vực mình đã học. 

Học vị thạc sĩ

Đối với những sinh viên đã tốt nghiệp đại học và muốn nâng cao thêm trình độ chuyên môn của mình cũng như học các kiến thức chuyên sâu về công việc, họ sẽ chọn học lên Thạc sĩ. Học vị Thạc sĩ sẽ được cấp cho các cá nhân đã hoàn thành chương trình đào tạo sau Đại học tại các trường hoặc các tổ chức giáo dục trong và ngoài nước. Bạn sẽ trải qua thời gian học từ 3 – 4 năm để hoàn tất chương trình học này. 

Đối với nhiều công ty hoặc doanh nghiệp lớn, họ sẽ yêu cầu ứng viên có bằng cấp Thạc sĩ để tuyển dụng vào những vị trí cấp cao cho công ty. Chưa hết, khi có bằng Thạc sĩ, nếu không đi làm bạn có thể trở thành giảng viên giảng dạy ở những trường Trung cấp, Cao đẳng và Đại học. 

Học vị tiến sĩ

Tiến sĩ là chương trình học cho những người đã hoàn tất chương trình học Thạc sĩ. Nếu bạn muốn tìm hiểu những kiến thức chuyên sâu, chi tiết và cao cấp hơn của bất kỳ một ngành học nào như Luật, Kinh tế, Kỹ sư….bạn đều có thể theo đuổi con đường học lên Tiến sĩ. Học vị Tiến sĩ được công nhận trên toàn thế giới và đây cũng là chương trình học có cấp độ cao nhất hiện nay. 

Khi sở hữu tấm bằng Tiến sĩ, cơ hội nghề nghiệp của bạn sẽ thuận lợi hơn, ngoài ra, bạn có thể làm việc với những nhà nghiên cứu cấp cao trong lĩnh vực này. Thông thường, chương trình đào tạo bậc Tiến sĩ sẽ kéo dài từ 3 – 4 năm. 

Sự khác nhau giữa học vị và học hàm

Hiện nay có một số người vẫn nhầm lẫn và không phân biệt được khái niệm học hàm và học vị. Theo đó, học hàm là các chức danh trong hệ thống giáo dục được Hội đồng chức danh giáo sư Việt Nam hoặc các cơ quan nước ngoài bổ nhiệm cho một người làm công tác giảng dạy hoặc nghiên cứu. Học hàm bao gồm các chức danh giáo sư và phó giáo sư. 

Để có bằng Phó giáo sư, bạn phải có bằng Tiến sĩ 3 năm và đồng thời trực tiếp tham gia vào các chương trình nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực của bạn. Sau khi đảm nhận chức danh Phó giáo sư 3 năm, bạn sẽ trở thành Giáo sư nếu tham gia vào các chương trình nghiên cứu, đào tạo chuyên sâu. 

Học vị là gì? Học hàm là gì? Với những chia sẻ trên, chắc chắn bạn đã hiểu rõ được hai khái niệm này. Nắm rõ được các hình thức học hàm và học vị ở Việt Nam, sẽ giúp bạn có thêm kiến thức đồng thời lựa chọn chương trình học phù hợp cho bản thân và tiến xa hơn trong con đường học vấn mà mình theo đuổi. 

Redefining Your Expectations

Offering one of the most comprehensive lines of home theater display solutions, Planar leverages its display history, supplier relationships and engineering prowess to create an impressive line of display products for the specialty home theater market.

With solutions for every high-end integration need, from the ambient-light rejection Xscreen to a complete line of home theater projectors and multiple sizes of the full-HD 1080p flat-panel LCDs, Planar is the choice of professionals and aficionados who demand image excellence.

Explore the incredibly impressive home theater projector line, offering new products from 720p through native 1080p high-definition resolution, each incorporates stylish design and impeccable performance. If you’re looking for the ideal home theater projector, we surely have one that suits.

Big-screen entertainment has never looked better.