Executive là gì? Làm thế nào để thực hiện vai trò executive hiệu quả trong công việc

Executive là gì và những công việc liên quan đến Executive là như thế nào? Đây chính là điều mà nhiều người mới bắt đầu đi làm hoặc sắp bước lên một chức vụ mới cao hơn đều thắc mắc và muốn tìm hiểu thật kỹ.

Trong mỗi công ty, đều có những bộ phận nhân viên khác nhau. Tuy nhiên, tất cả mọi người đều phải làm việc và tuân thủ theo sự điều hành của cấp trên, hay nói cách khác là làm việc dưới sự quan sát của một nhà điều hành chính để đảm bảo mọi quy trình công việc được diễn ra theo đúng tiến độ. Do đó, sự đóng góp của một nhà điều hành là vô cùng quan trọng. Vậy bạn có biết khái niệm về một nhà điều hành/ Executive là gì hay không?

Executive là gì?

Executive là một danh từ để chỉ những người làm chức vụ quản lý hay điều hành một bộ phận nào đó của công ty. Họ sẽ là những người có trách nhiệm và nghĩa vụ giám sát và thúc đẩy tiến dộ làm việc của nhân viên một cách cụ thể nhất. Điều đó có nghĩa, nhà điều hành chính là cánh tay phải đắc lực của những người lãnh đạo chủ chốt của công ty, họ sẽ thay mặt các nhà lãnh đạo để quyết định các vấn đề liên quan đến công việc.

Làm thế nào để thực hiện vai trò executive hiệu quả trong công việc?

Với tư cách là một executive/ hay một nhà điều hành chuyên nghiệp, quản lý rất nhiều nhân sự và các hợp đồng ký kết khác nhau đòi hỏi họ phải là những người tài giỏi về nhiều mặt. Trước tiên, họ phải là người giỏi về chuyên môn và nắm rõ các quy trình làm việc cấp dưới. Thứ hai, họ phải có những kỹ năng cần thiết để hỗ trợ họ trong quả trình điều hành công việc diễn ra một cách thuận lợi nhất.

Để có được hai yếu tố trên, một nhà quản lý cần bỏ ra rất nhiều thời gian và công sức học tập kèm theo đó là sự rèn luyện qua những phương pháp khác nhau để giúp họ tích lũy thêm kinh nghiệm vững chắc trước khi đảm nhận vị trí điều hành. Dưới đây là một số gợi ý giúp nhà điều hành tham khảo để hoàn thiện bản thân và giải quyết công việc hiệu quả hơn.

Luôn có checklist công việc hàng ngày một cách cụ thể

Nhà điều hành giỏi là luôn nắm được những kế hoạch cụ thể của bản thân và những nhân viên của mình. Một bảng checklist với đầy đủ những gạch đầu dòng chính là một bản kế hoạch hoàn hảo để họ có thể hoàn thành tốt tất cả các công việc của bản thân và tiến hành công việc điều phối cấp dưới một cách hiệu quả nhất.

Đọc sách mỗi ngày

Nếu mỗi tuần đọc một quyển sách thì sau một năm số lượng sách bạn đọc được có thể sẽ lên đến vài chục quyển. Đừng vội nghĩ rằng chỉ những bậc thiên tài, bác học hay các nhà tỷ phú thì mới phải cần đọc sách, mà tất cả chúng ta bất kỳ cũng phải nên đọc sách mỗi ngày và đối với một nhà điều hành thì việc đọc sách lại là điều không thể bỏ sót. Khi có càng nhiều kiến thức và kỹ năng bạn sẽ càng biết cách quản lý công việc hiệu quả cũng giống như nắm bắt được tâm lý nhân viên dễ dàng hơn.

Bạn nên đặt cho mình một mục tiêu cụ thể

Mục tiêu đó có thể là tỷ số tăng trưởng của công ty, của một bộ phận, của nhân viên hay của bạn chẳng hạn. Bởi vì, một nhà điều hành luôn là người đầu tàu dẫn dắt công việc của nhân viên cấp dưới, thế nên để công việc được tiến triển theo đúng kế hoạch bạn cần đặt ra một mục tiêu cụ thể để giúp nhân viên và bản thân mình có thêm một động lực để phấn đấu hoàn thiện. Nếu bạn cứ làm việc không có mục tiêu mà chỉ nghe theo cảm tính.

Luôn có kế hoạch dự phòng trước

Trong bất kỳ vấn đề nào xảy đến trong công việc, thì người điều hành cũng sẽ là người chịu trách nhiệm lớn nhất. Bởi vì, nếu những bộ phận khác làm việc không chuẩn xác nhưng nếu nhà điều hành không quan sát và yêu cầu khắc phục sai lầm đó đúng lúc thì nó sẽ gây ra một hậu quả vô cùng lớn. Vì vậy, nhà điều hành cần phải vạch sẵn ra những kế hoạch dự phòng cụ thể để kịp thời xử lý khủng hoảng phát sinh.

Tóm lại, để trở thành một nhà điều hành giỏi không thể không có bất kỳ năng lực nào hỗ trợ được. Mọi nỗ lực và cố gắng chưa bao giờ là điều thừa thãi trong cuộc sống này. Điều bạn cần làm để trở thành một nhà điều hành giỏi đó chính là cố gắng và cố gắng.

Hãy lập cho mình một kế hoạch với những gạch đầu dòng thật đậm để nhắc nhở bản thân hôm nay mình cần phải làm gì và nếu chưa hoàn thiện được mục tiêu thì hãy gạch thêm cho bảng thân thật nhiều những đầu dòng nhỏ nữa để phấn đấu mỗi ngày. Hy vọng rằng, với những chia sẻ chân thành của chúng tôi bạn đã có thể trả lời câu hỏi Executive là gì nhé!