Trong lĩnh vực giáo dục, chắc chắn mọi người đã từng nghe qua các danh xưng như Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ, Giáo sư… Tuy nhiên, đa số mọi người thường không phân biệt được đó là học hàm hay học vị. Vậy học vị là gì? Sự khác nhau giữa học hàm và học vị là gì? Bạn đừng bỏ lỡ bài viết bên dưới nhé.
Học vị là gì?
Học vị là một văn bằng ở Việt Nam, được cấp bởi các đơn vị hoặc tổ chức giáo dục có giấy phép hoạt động theo tiêu chuẩn nhà nước, cho những cá nhân hoàn thành các cấp học tương ứng.
Hệ thống học vị tại Việt Nam
Học vị tú tài
Học vị tú tài là văn bằng cấp cho những người đã tốt nghiệp THPT (tốt nghiệp cấp 3), đây được xem là kỳ thi cuối cùng bậc trung học tại Việt Nam.
Học vị cử nhân
Sau khi tốt nghiệp THPT, sinh viên sẽ được học tiếp lên chương trình đại học với thời gian đào tạo 4 năm. Sau khi hoàn thành khóa đào tạo Đại học này, sinh viên các khối ngành kinh tế, khoa học tự nhiên hay khoa học xã hội nhân văn sẽ được cấp bằng cử nhân (chẳng hạn cử nhân sư phạm, cử nhân kinh tế, cử nhân luật…). Riêng đối với những nhân viên ở khối ngành kỹ thuật sẽ được cấp bằng kỹ sư.
Sau khi có bằng cử nhân, sinh viên hoàn toàn có thể đi làm tại các công ty, các doanh nghiệp trong lĩnh vực mình đã học.
Học vị thạc sĩ
Đối với những sinh viên đã tốt nghiệp đại học và muốn nâng cao thêm trình độ chuyên môn của mình cũng như học các kiến thức chuyên sâu về công việc, họ sẽ chọn học lên Thạc sĩ. Học vị Thạc sĩ sẽ được cấp cho các cá nhân đã hoàn thành chương trình đào tạo sau Đại học tại các trường hoặc các tổ chức giáo dục trong và ngoài nước. Bạn sẽ trải qua thời gian học từ 3 – 4 năm để hoàn tất chương trình học này.
Đối với nhiều công ty hoặc doanh nghiệp lớn, họ sẽ yêu cầu ứng viên có bằng cấp Thạc sĩ để tuyển dụng vào những vị trí cấp cao cho công ty. Chưa hết, khi có bằng Thạc sĩ, nếu không đi làm bạn có thể trở thành giảng viên giảng dạy ở những trường Trung cấp, Cao đẳng và Đại học.
Học vị tiến sĩ
Tiến sĩ là chương trình học cho những người đã hoàn tất chương trình học Thạc sĩ. Nếu bạn muốn tìm hiểu những kiến thức chuyên sâu, chi tiết và cao cấp hơn của bất kỳ một ngành học nào như Luật, Kinh tế, Kỹ sư….bạn đều có thể theo đuổi con đường học lên Tiến sĩ. Học vị Tiến sĩ được công nhận trên toàn thế giới và đây cũng là chương trình học có cấp độ cao nhất hiện nay.
Khi sở hữu tấm bằng Tiến sĩ, cơ hội nghề nghiệp của bạn sẽ thuận lợi hơn, ngoài ra, bạn có thể làm việc với những nhà nghiên cứu cấp cao trong lĩnh vực này. Thông thường, chương trình đào tạo bậc Tiến sĩ sẽ kéo dài từ 3 – 4 năm.
Sự khác nhau giữa học vị và học hàm
Hiện nay có một số người vẫn nhầm lẫn và không phân biệt được khái niệm học hàm và học vị. Theo đó, học hàm là các chức danh trong hệ thống giáo dục được Hội đồng chức danh giáo sư Việt Nam hoặc các cơ quan nước ngoài bổ nhiệm cho một người làm công tác giảng dạy hoặc nghiên cứu. Học hàm bao gồm các chức danh giáo sư và phó giáo sư.
Để có bằng Phó giáo sư, bạn phải có bằng Tiến sĩ 3 năm và đồng thời trực tiếp tham gia vào các chương trình nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực của bạn. Sau khi đảm nhận chức danh Phó giáo sư 3 năm, bạn sẽ trở thành Giáo sư nếu tham gia vào các chương trình nghiên cứu, đào tạo chuyên sâu.
Học vị là gì? Học hàm là gì? Với những chia sẻ trên, chắc chắn bạn đã hiểu rõ được hai khái niệm này. Nắm rõ được các hình thức học hàm và học vị ở Việt Nam, sẽ giúp bạn có thêm kiến thức đồng thời lựa chọn chương trình học phù hợp cho bản thân và tiến xa hơn trong con đường học vấn mà mình theo đuổi.